Lý do không có Warren Buffett ở thị trường chứng khoán Việt Nam và Sự tuyệt vời của những cổ phiếu vốn hóa nhỏ

Mô tả bài viết ở đây...

Liệu bạn có bao giờ tự đặt câu hỏi rằng:

“Tại sao lại Warren Buffett, Ray Dadio hay Pyter Lynch lại không xuất hiện trên thị trường chứng khoán Việt Nam?”

“Tại sao thị trường Mỹ lại xuất hiện nhiều nhà đầu tư vĩ đại vậy?”

Rõ ràng đây là chủ đề rất đáng quan tâm bởi Warren Buffett, Ray Dalio hay Pyter Lynch đã chia sẻ rất nhiều về phương pháp đầu tư của mình. Có rất nhiều sách, báo đã phân tích, mổ xẻ từng case đầu tư của những nhà đầu tư đại này để tìm ra bí quyết của họ. Rõ ràng đây không phải là câu chuyện về kiến thức hay tính cách đầu tư đơn thuần. Chắc hẳn còn lý do nào đó mà chúng ta chưa giải thích được?

1. Lý do không có Warren Buffett ở thị trường chứng khoán Việt Nam

Nếu bạn tinh ý có lẽ sẽ phần nào thấy được kết quả ở trong các bài phát biểu của Warren khi được hỏi về lý do thành công của ông, thì ông luôn mở đầu bằng câu cám ơn:

“Tôi cực kỳ may mắn khi được sinh ra trong những năm tháng rực rỡ của kinh tế Mỹ, những năm trong thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, nơi mà rất nhiều doanh nghiệp tuyệt vời để đầu tư.”

Hay nói cách khác Warren Buffett tiết lộ rằng chính nhờ ở nước Mỹ, nơi có những doanh nghiệp tuyệt vời như Coca Cola, Apple, MicroSoft, Facebook, Amazon, Tesla,… đã giúp ông và nhiều nhà đầu tư khác trở thành huyền thoại bằng cách sở hữu cổ phiếu của chúng.

Cổ phiếu hạng A của Alphabet, công ty mẹ của Google đã tăng 54.8 lần sau 18 năm

Cổ phiếu hạng A của Alphabet, công ty mẹ của Google đã tăng 54.8 lần sau 18 năm

“Tuyệt vời” ở đây có thể hiểu theo rất nhiều nghĩa:

  • Sản phẩm tuyệt vời: Mọi người trên thế giới đều yêu thích sử dụng
  • Lợi thế cạnh tranh tuyệt vời: Rất khó để công ty khác trên thế giới có sản phẩm tương đương
  • Chiến lược Marketing, bán hàng tuyệt vời,..

Vẫn còn hơi mơ hồ đúng không? Trên khía cạnh đầu tư nói một cách dễ hiểu hơn thì “Tuyệt vời” ở đây có thể hiểu là:

“Khả năng liên tục tăng trưởng cao trong dài hạn của doanh nghiệp!”

Nếu bạn đã từng tự định giá một doanh nghiệp bất kỳ thì sẽ hiểu ngay, tốc độ tăng trưởng trong tương lai là trọng số ảnh hưởng cực kỳ lớn tới việc xác định giá trị thực của doanh nghiệp. Đôi khi chỉ cần thay đổi vài % tăng trưởng thôi là giá trị doanh nghiệp được xác định sẽ khác nhau rất nhiều. Theo kinh nghiệm của tôi thì chỉ cần 1 doanh nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng liên tục 20%/năm trong 5 năm (gấp 2.5 lần) thì lợi nhuận bạn nhận được từ việc nắm giữ cổ phiếu sau 5 năm đó sẽ không dưới 3.5 – 4 lần, do mức độ yêu thích cổ phiếu đó trên thị trường chứng khoán sẽ tăng lên. Do đó, nếu bạn đang nắm giữ cổ phiếu của những doanh nghiệp liên tục tăng trưởng cao thì đừng vội vàng chốt lời nhé! Những cổ phiếu đó sẽ đem lại cho bạn mức lợi nhuận không tưởng đấy.

Tốc độ tăng trưởng một số doanh nghiệp trên thị trường US và VN

Cùng nhìn lại tốc độ tăng trưởng của một vài doanh nghiệp trên thị trường US nhé:

  • Microsoft, công ty 47 năm tuổi, tăng trưởng 27.7% trong 5 năm gần nhất
  • Alphabet, công ty 24 năm tuổi, tăng trưởng 27.4% trong 5 năm gần nhất
  • Facebook (Meta Platforms), công ty 18 năm tuổi, tăng trưởng 27.4% trong 5 năm gần nhất
  • Apple, công ty 46 năm tuổi, tăng trưởng 11.8% trong 5 năm gần nhất

Một vài công ty lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam:

Một vài công ty lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Vinamilk, công ty 46 năm tuổi, tăng trưởng 3.9% trong 5 năm gần nhất

Vinamilk, công ty 46 năm tuổi, tăng trưởng 3.9% trong 5 năm gần nhất

MWG, công ty 18 năm tuổi, tăng trưởng 21.89% trong 5 năm gần nhất

MWG, công ty 18 năm tuổi, tăng trưởng 21.89% trong 5 năm gần nhất

PNJ, công ty 24 năm tuổi, tăng trưởng 19.4% trong 5 năm gần nhất

PNJ, công ty 24 năm tuổi, tăng trưởng 19.4% trong 5 năm gần nhất

HPG, công ty 30 năm tuổi, tăng trưởng 15.08% trong 5 năm gần nhất

HPG, công ty 30 năm tuổi, tăng trưởng 15.08% trong 5 năm gần nhất

FPT, công ty 24 năm tuổi, tăng trưởng 11.54% trong 5 năm gần nhất

Chú ý rằng, thông thường các công ty càng lớn tuổi (quy mô to) thì tốc độ tăng trưởng càng chậm. Nhưng điều đáng buồn là các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam dù non trẻ hơn nhưng tốc độ tăng trưởng trong 5 năm gần nhất là thập hơn nhiều so với ở thị trường US. Tôi cho rằng sở dĩ các doanh nghiệp Việt Nam rất khó để duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn là do: Chúng ta chưa làm được những sản phẩm đặc biệt, chưa bán được trên sân chơi toàn cầu! Chính vì thế, các sản phẩm này bị bó hẹp trong thị trường 100 triệu người dân trong nước và rất khó để bán ra nước ngoài do có nhiều sản phẩm khác tương đương.

Thử lấy một ví dụ đơn giản:

  • Nếu không mua sữa của VNM bạn vẫn có thể có nhiều sự lựa chọn khác tương đương như: Nestle, Dutch Lady, TH,..
  • Nếu không mua thép của Hòa Phát thì bạn vẫn có cả nghìn lựa chọn khác trên thị trường quốc tế như: Nippon, ArcelorMittal, Posco, Tata, Hyundai,..

Chính vì có quá nhiều sản phẩm thay thế tương đương, dẫn tới khả năng sản phẩm của VNM hay HPG được bán rộng rãi trên sân chơi toàn cầu là rất khó. Còn như ở thị trường Mỹ, có rất nhiều doanh nghiệp với sản phẩm tuyệt vời, họ không bị bó hẹp bởi 300 triệu nội địa mà là thị trường 8 tỷ dân rộng lớn từ khắp châu Mỹ, Châu Âu tới thị trường Châu Á,..

Ngay cả khi đang gõ những dòng này, tôi cũng đang phải trả tiền cho Microsoft để sử dụng Hệ điều hành Window và Office bản quyền của họ mà không cách nào sử dụng sản phẩm của Việt Nam được.

Chính điều này đã giúp những doanh nghiệp tuyệt vời ở Mỹ có thể liên tục tăng trưởng cao trong dài, hạn qua đó tạo ra mức tỷ suất sinh lời phi thường cho cổ đông:

  • Cổ phiếu của Apple đã tăng 54.2 lần từ năm 2000 (22 năm)
  • Cổ phiếu của Facebook đã tăng 11.5 lần từ năm 2012 (10 năm)
  • Cổ phiếu của Alphabet đã tăng 54.8 lần từ năm 2004 (18 năm)

Tóm lại, mức sinh lời quá khủng khiếp của các doanh nghiệp này đã giúp rất nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ trở thành huyền thoại!

2. Sự cuốn hút của những cổ phiếu vốn hóa nhỏ ở thị trường Việt Nam

Trở lại với thị trường chứng khoán Việt Nam, như đã nói ở phần trước, những cổ phiếu tăng trưởng nhanh trong dài hạn sẽ tạo ra mức lợi nhuận rất lớn cho cổ đông. Tuy nhiên có rất nhiều doanh nghiệp IPO và niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi đã đạt quy mô nhất định (khoảng 5.000 tỷ đổ lên) và những doanh nghiệp này rất khó để tăng trưởng cao trong dài hạn như ở thị trường Mỹ…

Do đó tôi cho rằng, thay vì chọn những doanh nghiệp có quy mô lớn, lựa chọn đầu tư vào những doanh nghiệp có mức vốn hóa nhỏ, những Startup (Vốn hóa dưới 500 tỷ) là hướng đi không hề tệ.

Bởi với những doanh nghiệp này thì thị trường 100 triệu dân là đủ đư địa cho họ tăng trưởng trong một khoảng thời gian dài. Qua đó, chúng ta sẽ tạm thời không phải quá lo lắng tới quy mô thị trường. Quả thực có những quỹ đầu tư đã ăn đậm bằng chiến lược tương tự….

Mekong Capital ăn đậm với MWG và PNJ

Mekong Capital rót vốn vào MWG năm 2007 với 3.5 triệu $ ban đầu (nắm 35% cổ phần), MWG thời đó chỉ có vài cửa hàng Thế giới di động ở TP Hồ Chí Minh…

Ông Chris Freund – CEO Mekong Capital

Ông Chris Freund – CEO Mekong Capital

Mekong Capital đã thoái toàn bộ vốn vào năm 2018 với mức lợi nhuận 57 lần (sau 10 năm, MWG đã IPO năm 2014) khi MWG có 1032 cửa hàng TGDĐ (45% thị phần) , 750 cửa hàng Điện máy xanh (35% thị phần) và 405 cửa hàng Bách hóa xanh. Hiện tại tôi chưa có số liệu liệu chính thức nhưng Mekong Capital cũng đã đầu tư vào PNJ từ rất sớm và thoái vốn khi họ đã đạt thị phần rất lớn trong ngành trang sức (lợi nhuận chắc cũng không dưới 10 lần). Sau đó họ lại tiếp tục xoay vòng, rót vốn vào những doanh nghiệp khá nhỏ nhưng đầy tiềm năng:

  • Vua Nệm
  • F88
  • Pizza 4P’s

Và rất nhiều khả năng sau khi những doanh nghiệp này tăng trưởng tới quy mô nhất định (có thể IPO) thì Mekong Capital sẽ lại tiếp tục thoái vốn và làm vòng mới. Tuy nhiên chiến lược này không phải không có những hạn chế nhất định…

Đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ như con dao hai lưỡi!

Ăn 57 lần trong 10 năm nghe rất hấp dẫn phải không? Nhưng làm sao bạn có thể chắc chắn những doanh nghiệp nhỏ này sẽ tăng trưởng vượt bậc trong tương lai thay vì các doanh nghiệp lớn trong ngành, có quy mô, nguồn lực lớn hơn? Bạn nên nhớ rằng những công ty vốn hóa nhỏ tồn tại cực kỳ nhiều rủi ro mà bạn không lường trước được (có thể mất hết vốn).

Tôi đã từng mua một số lượng cổ phần tương đối lớn trong một công ty vốn hóa nhỏ và thật không thể tin nổi là nhân viên của họ có rất nhiều sai lầm ngớ ngẩn:

  • Ban thư ký của công ty đó ghi nhầm tên tôi trong cuộc họp cổ đông
  • Nhân viên kinh doanh không tôn trọng hợp đồng độc quyền phân phối của khách hàng
  • Nhân viên nhân sự không biết cách đăng thông tin tuyển dụng sao cho đúng mực

Do đó bên cạnh tìm kiếm những doanh nghiệp nhỏ nhưng sở hữu lợi thế cạnh tranh lớn với tỷ suất sinh lời tiềm năng, bạn cũng nên để ý tới cả rủi ro của những doanh nghiệp này. Rủi ro khi đầu tư vào những doanh nghiệp kiểu này có thể khiến bạn mất sạch vốn. Hầu hết những vấn đề tương tự sẽ không xảy ra ở những công ty lớn bởi họ đã xây dựng được văn hóa làm việc riêng, cách quản lý số lượng nhân viên lớn, cũng như có mức thị phần nhất định trên thị trường.

Trở lại với ví dụ của Mekong Capital, ngoài phải thỏa mãn những tiêu chí khắt khe của họ, sau khi góp vốn họ cũng sẽ trực tiếp tham gia vào chiến lược phát triển của công ty đó, đưa ra những lời khuyên về quản trị, marketing, bán hàng.

quản trị, marketing, bán hàng

Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp để đầu tư của MeKong Capital

Cách làm chủ động này có thể làm tăng giá trị của công ty và đương nhiên là giá trị của khoản đầu tư của họ vào công ty đó cũng tăng lên nhanh chóng!

3. Kết Luận

Tóm lại, bạn hãy xem xét thật kĩ nguồn lực, khả năng của mình để lựa chọn phong cách đầu tư cho hợp lý. Nếu không có đủ khả năng như Mekong Capital hay Warren Buffett bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cổ phiếu có mức vốn hóa lớn hơn, cơ cấu bộ máy vững mạnh hơn để gửi gắm tài sản của mình. Tuy không thể lãi vài chục lần sau 10 năm thì mức lợi nhuận 20%/năm trong dài hạn cũng không quá tệ. Đầu tư vào đâu cũng được, nhưng bạn phải hiểu rõ bạn đang làm gì và đừng đem khối tài sản của mình đi đặt cược cho những doanh nghiệp không đủ năng lực hoặc bạn không hiểu rõ nhé.

Chúc bạn thành công trong chiến lược đầu tư của riêng mình.

Nguồn: Sưu tầm


Thẻ:Phương pháp

Chia sẻ:

Đăng ký nhận tin tức

Luôn cập nhật những bài viết mới nhất, các tài liệu từ tôi.